• Trang chủ
  • Tin tức - Sự kiện
  • Văn Xã - Đoàn thể
  • Quan hệ cổ đông
  • Thông tin doanh nghiệp
  • Email
  • Liên hệ
Thông tin chung Tổng công ty BC tài chính BC thường niên Đại hội đồng CĐ Các công ty thành viên Tin kinh tế Văn hóa - Xã hội Đoàn thể Lối sống Người tốt việc tốt Câu chuyện công nghệ Tin tức công nghệ Giới thiệu Sơ đồ tổ chức Văn bản pháp quy
Tìm Thứ năm, 21/02/2019 - 5:25 Lượt truy cập: 1.067

Công trình “Made in Việt Nam” vẫn là đẳng cấp
09/03/2012 11:42

Theo thống kê, trong số các gói thầu xây lắp ở Việt Nam, nhà thầu Trung Quốc chiếm tới 50% giá trị. Đặc biệt, trong lĩnh vực xây dựng các công trình điện, đa phần các dự án lớn đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Một trong những lý do khiến nhà thầu Trung Quốc thắng thầu là do giá bỏ thầu rẻ. Tuy nhiên, chất lượng của các công trình do nhà thầu này thực hiện thường không đạt được như cam kết, gây thiệt hại cho chủ đầu tư…

     Nguy cơ biến thành… sắt vụn

     Ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam cho biết: Một trong những lý do khiến nhà thầu Trung Quốc dễ thắng thầu các dự án ở Việt Nam là do quy chế đấu thầu thường coi trọng yếu tố giá rẻ. Thống kê từ năm 2003 đến nay có 13 dự án nhiệt điện than, chiếm gần 30% công suất toàn ngành điện, do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC. Trong lĩnh vực xi măng, 62 dây chuyền thì có tới 49 dây chuyền do nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Tuy nhiên, không biết có phải vì “tiền nào, của nấy” hay không mà hầu hết các dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu thường chậm tiến độ. Đơn cử như nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn bị chậm 28 tháng, Nhiệt điện Sơn Động chậm 24 tháng, Nhiệt điện Nông Sơn chậm 20 tháng... Các dự án do ngành Điện quản lý và đầu tư như Nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2 và Nhiệt điện Uông Bí đều chậm từ 18 - 24 tháng. Riêng nhà máy nhiệt điện Uông Bí 2 đến nay vẫn chưa chạy được. Các chuyên gia trong lĩnh vực lắp máy đều nhận định, chỉ trong vài năm nếu nhà máy không vận hành, các máy móc thiết bị có thể biến thành đống sắt vụn. Thiệt hại lúc đó sẽ lớn vô cùng. Đó là chưa kể khi đã trúng thầu, trong quá trình thực hiện, nhà thầu Trung Quốc thường đề xuất một số thay đổi tiêu chuẩn vật liệu và thay đổi hoặc bổ sung nhà cung cấp thiết bị, vật tư khiến chi phí thường đội lên khá cao.

     Theo báo cáo của Bộ Công Thương, ước tính việc chậm tiến độ các dự án gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Tính cả phần đội vốn thì con số này phải lên tới cả nghìn tỷ đồng. Đó là chưa kể, thiết bị của một số nhà máy chất lượng thấp nên khi đi vào vận hành dễ bị hỏng hóc, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa không hề nhỏ. Do vậy, việc nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC, tưởng rẻ mà hóa ra không hề rẻ.

     Để khắc phục tình trạng trên, theo ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA), cần có cơ chế động viên, khuyến khích các nhà thầu, nhà đầu tư trong nước, kể cả tư nhân, liên danh, liên kết với nước ngoài (các nước G7, châu Âu) để đầu tư phát triển mạnh vào các dự án điện. Thêm vào đó, khi xét thầu cần chú trọng đến năng lực, kinh nghiệm, tài chính chứ không chỉ yếu tố giá như hiện nay.

     Ông Trần Viết Ngãi, cũng cho rằng hầu hết các dự án điện do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận trong Quy hoạch Điện VI đều bị chậm tiến độ kéo dài, thậm chí không triển khai được là do các nhà thầu năng lực yếu, không thực hiện được các cam kết với chủ đầu tư. Ngoài ra, lỗ hổng trong quy định thắng thầu nhờ giá rẻ cũng cần phải sớm sửa đổi.

     Công trình “Made in Việt Nam” vẫn là đẳng cấp

       Lắp Rotor tổ máy 5 thủy điện Sơn La - Ảnh: Đức Bảo

     Không khó để tìm ra những dự án năng lượng do nhà thầu trong nước làm tổng thầu EPC (theo phương thức chìa khóa trao tay) hoặc lắp ráp, thi công đúng tiến độ, tiết kiệm được nguồn lực kinh tế lớn cho đất nước. Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2 là một thành công điển hình của nhà thầu trong nước khi làm tổng thầu EPC. Tại công trình này, tổng thầu EPC do LILAMA đảm nhận đã tận dụng tối đa nguồn nhân lực, thiết bị, vật tư trong nước cũng như chi phí quản lý, điều hành dự án. Việc đưa công trình về đích trước 45 ngày đã tiết kiệm được cho ngân sách gần 100 triệu USD so với giá của nhà thầu ngoại. Quan trọng hơn, nhà thầu trong nước làm tổng thầu EPC còn góp phần giảm nhập siêu, thúc đẩy các ngành cơ khí, năng lượng… phát triển.

     Không chỉ có Nhơn Trạch 2, trước đó LILAMA đã đưa 5 dự án tổng thầu EPC vào hoạt động là nhiệt điện Uông Bí mở rộng, xi măng Sông Thao, Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1 và đang tích cực triển khai dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1, thủy điện Hủa Na để đưa vào vận hành vào cuối năm 2012 này. Cùng với các dự án nhiệt điện, xi măng, hàng ngàn kỹ sư, công nhân LILAMA đang thi công hàng loạt công trình thủy điện trên khắp đất nước, trong đó phải kể đến nhà máy thủy điện Sơn La. Đến nay, LILAMA không chỉ chế tạo nhiều thiết bị đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, chính xác mà còn lắp đặt an toàn 4 tổ máy, lắp thành công roto tổ máy số 5 của nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta. Dự kiến, tổ máy số 5 sẽ phát điện vào cuối tháng 4/2012 và tổ máy số 6 sẽ hoàn thành vào tháng 8/2012. Khi đi vào vận hành, thủy điện Sơn La sẽ hoàn thành trước kế hoạch 3 năm, tiết kiệm tới 1,5 tỷ USD cho đất nước.

     Nhiều nhà thầu ngoại khi trúng thầu thi công các công trình tại Việt Nam đã thuê lại các nhà thầu nội và chỉ hớt phần “ngọn” bằng việc cắt lại các khoản phí từ 7 - 10%, thậm chí có dự án lên đến hơn 20%. Khi trúng thầu lại “ép” nhà thầu nội với giá rất rẻ và phó mặc toàn bộ tiến độ, chất lượng công trình cho các nhà thầu phụ. Tất cả những điều này không tương xứng với những hồ sơ năng lực của các nhà thầu quốc tế và vô hình trung làm suy yếu dần các nhà thầu trong nước và ảnh hưởng lớn đến tiến độ, chất lượng công trình.

Vân Anh

Ý kiến của bạn

 
Các tin đã đăng
  • Quyết định của HĐQT Tổng Công ty về việc Ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong SXKD năm 2019  (14/01/19)
  • Lilama trên vùng gió cát  (09/01/19)
  • Hội thao LILAMA 2018  (30/11/18)
  • LILAMA 69-1 hoàn thành gia công, chế tạo 7 bộ Fired Heater xuất khẩu sang Uzbekistan  (23/11/18)
  • Lilama 18 tham gia xây dựng và lắp đặt Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp  (23/11/18)
  • Lắp đặt thành công Tuabin cao áp và trung áp tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1  (13/11/18)
  • Tháo gỡ khó khăn cho hai dự án điện trọng điểm phía Nam  (02/10/18)
  • Tiêu điểm kinh tế của truyền hình Thông tấn: Hoàn thiện hệ thống định mức và đơn giá xây dựng theo cơ chế thị trường  (06/09/18)
  • Cơ khí Việt Nam: Bao giờ mới chịu lớn?  (05/09/18)
  • Tổng công ty Lilama triển khai tập huấn phòng cháy chữa cháy  (27/08/18)
Xem tiếp
Tin nổi bật Tin đọc nhiều
  • Thông báo về việc giao dịch cổ phiếu Công ty cổ phần Lilama 69-3...
  • Thông báo về việc giao dịch cổ phiếu Công ty cổ phần Lilama 69-1...
  • Thông báo về việc giao dịch cổ phiếu Công ty cổ phần Lilama 18
  • Thông báo về việc giao dịch cổ phiếu Công ty cổ phần Lilama 10
  • Báo cáo ngày không còn là cổ đông lớn của Công ty cổ phần Lilama 69-2...
  • Báo cáo kết của giao dịch cổ phiếu Công ty cổ phần Lilama 69-2
  • Thông báo giao dịch cổ phiếu của Công ty CP Lilama 69-2
  • Quyết định của HĐQT Tổng Công ty về việc Ban hành kế hoạch kiểm tra, giám...
  • Công văn của UBCKNN chấp thuận việc gia hạn thời gian CBTT Báo cáo tài chính 2019...
  • Lilama trên vùng gió cát
  • 29 mẹo nhỏ người dùng iPhone cần biết
  • 8 công cụ thuận tiện trong Excel có thể bạn chưa biết
  • Những lỗi thường gặp đối với PC (Phần I)
  • Ban Tổng giám đốc
  • Hội đồng quản trị
  • Những điểm mạnh nhất trên iPhone 4S
  • Các Công ty thành viên và các Ban dự án
  • 10 phím tắt vô giá cho người dùng máy tính
  • Sơ đồ tổ chức
  • Thông báo tuyển dụng
Thư viện ảnh
Sự quan tâm của Đảng, nhà nước
Phong cảnh - Công trình
Thiết kế và quản lý dự án
Lắp máy
Chế tạo thiết bị
Đóng tàu
  • Trang chủ
  • Tin tức - Sự kiện
  • Văn Xã - Đoàn thể
  • Quan hệ cổ đông
  • Thông tin doanh nghiệp
  • Email
  • Liên hệ

Bản quyền thuộc: Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - LILAMA
Giấy phép số: 162/GP-BC cấp ngày 08/09/2005 của Bộ Thông Tin & Truyền Thông Cục Báo Chí
Địa chỉ: 124 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại: (+844) 3863.3067 - Fax: (+844) 3863.8104 - Email: info@lilama.com.vn




, ao khoac nu, máy đo nhiệt độmáy đo độ mặn
Thiết kế bởi osd.vn