Kỳ tích Lilama trên công trình nhiệt điện Nhơn Trạch 2
|
Đầu quý 3 năm 2009, khi được dự và chứng kiến lễ ký hợp đồng làm tổng thầu EPC giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia mà người đại diện chính là Công ty Cổ phần Điện lực Dầu Khí Nhơn Trạch 2 và Tổng công ty lắp máy VN về việc thi công dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai) công suất 750 MW với tiến độ phải hoàn thành bàn giao đưa vào vận hành thương mại cả 2 tổ máy Tua bin (chu trình hở) vào tháng 3 năm 2011.
Trước đó ít phút, ngoài hành lang hội trường, tôi kịp gặp Tổng Giám đốc Lilama Lê Văn Tuấn để hỏi xem việc thực hiện thi công xây lắp với điều kiện thời gian như vậy liệu đội quân Lilama có đảm bảo được không và liệu với thời gian cho như vậy có mạo hiểm không? Tổng Giám đốc Lê Văn Tuấn nheo mắt nhìn tôi cùng với ánh mắt hóm hỉnh nhưng đầy tự tin. "Chuyện không nhỏ nhưng làm được", Tuấn nói vậy. Sau anh giải thích: Lilama đã quen quá rồi, vì trước khi nhận làm Nhơn Trạch 2, Lilama đã từng làm khoảng trên dưới 10 nhà máy cỡ như vậy và không hề sai hẹn với các Chủ đầu tư.
Ký xong hợp đồng xây dựng dự án, Lilama chỉ định và tập trung quân số, phương tiện của 2 Công ty Cổ phần của 45.1 và Lilama 18 đến công trường theo sự điều hành của Ban quản lý dự án do TCTy Lilama thành lập. Với mức đầu tư 700 triệu USD do đồng chủ sở hữu vốn góp của 6 cổ đông sáng lập trong đó Tập đoàn Dầu Khí quốc gia VN là cổ đông lớn nhất với số vốn góp 51,8% họ đã đặt mua thiết bị và thuê chuyên gia tư vấn, giám sát đồng bộ của Hãng Simen đến công trình để cùng với nhà thầu Lilama tiến hành thi công lắp đặt thiết bị các tổ máy. Công cuộc thi công diễn ra khẩn trương, tích cực ngay sau đợt phát động thi đua 200 ngày đêm nhằm hoàn thành trước tiến độ của 2 tổ máy Tuabin Khí.
Kỹ sư Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Ban quản lý dự án Lilama cho biết: Thời gian cao điểm nhất vào 6 tháng cuối năm 2010; toàn công trường đã huy động đến trên 1800 công nhân nhằm thi công đồng bộ các hạng mục như: Khu xử lý nước tuần hoàn, xử lý nước thải, khu xử lý nguyên liệu, và căng nhất là giai đoạn thi công lắp đặt Tuabin của 2 tổ máy, mỗi cái nặng 65 tấn đặt vào vị trí an toàn, chính xác. Đây là công việc khó khăn, nặng nhọc, nguy hiểm bởi 1 khối thép to nặng, cồng kềnh phải vận chuyển từ bãi tổ hợp được cầu trục di chuyển đặt vào vị trí các tổ máy trong vòng 7 giờ đồng hồ. Kỹ sư Thành nói như khoe rằng. Ở các Công ty Lilama 45 – 1 và Lilama 18, là những đơn vị đã từng thi công quen thuộc cho nhiều nhà máy tương tự. Những thợ bậc 3, bậc 4 cách nay hơn 10 năm, bây giờ đã trở thành thợ lành nghề bậc 7/7 ví như các tổ trưởng lắp Tuabin Trần Văn Thọ, Lê Văn Trường, đội trưởng tổ lắp thiết bị điện Nguyễn Hữu Thái, Hồ Văn Hiền vv…..
Lắp Tuabin nhà máy điện Nhơn Trạch 2 - Ảnh Viết Bình
Những người thợ lắp máy trên công trường
Thợ lắp máy trên công trường xây dựng dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 2 không chỉ làm vừa long các chuyên gia tư vấn, giám sát của hãng Simen (vốn rất nghiêm túc về an toàn và chất lượng lắp ráp) mà điều quan trọng khác là thỏa mãn sự mong muốn của chủ đầu tư là hoàn thành bàn giao đưa 2 tổ máy tuabin Khí (Chu trình hở) vào vận hành thương mại vượt trước thời gian 1 tháng kịp thời phục vụ nhu cầu điện lưới quốc gia ở phía nam trong 3 tháng từ tháng 3, 4, 5 – năm 2011 làm lợi hàng nghìn tỷ đồng. Trên công trường những ngày cuối tháng 7 này chỉ còn lạ i 1 số nhóm công nhân kỹ thuật hoàn thiện, hiệu chỉnh các hạng mục cuối cùng của tổ máy tuabin hơi là nhà thầu Lilama có thể hoàn thành bàn giao toàn bộ nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 2 cho chủ đầu tư (Công ty CP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2) đưa vào vận hành với tổng công suất 750 MW…
Nguyễn Tất Lộc